In decal chuyển nhiệt là gì?

In decal chuyển nhiệt là kỹ thuật in vô cùng quen thuộc trong ngành thời trang và in ấn công nghiệp. Phương pháp này sử dụng nhiệt làm nóng bao Ribon và giúp hình ảnh cần in dính lên bề mặt như vải, giấy,… Nếu bạn đang muốn tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp in nhiệt này, hãy cùng CATIPrinting  tham khảo nội dung sau đây.

In decal chuyển nhiệt (heat transfer decal) là phương pháp in họa tiết sử dụng nhiệt và lực để làm nóng lớp bao Ribon, chuyển hình ảnh từ decal dính lên vật liệu cần in như vải, giấy, gỗ, kim loại,…

Do khả năng in ấn đa dạng trên nhiều chất liệu nên kỹ thuật decal in chuyển nhiệt có thể sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Điển hình như là nhóm ngành truyền thông, quảng cáo có nhu cầu in ấn, thời trang áo thun, in gỗ trang trí,…

Mẫu áo thun sử dụng kỹ thuật decal in chuyển nhiệt
Mẫu áo thun sử dụng kỹ thuật decal in chuyển nhiệt

Cấu tạo chung của decal

Decal thường gồm 4 lớp cơ bản, mỗi lớp đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền và khả năng ứng dụng linh hoạt của sản phẩm:

  • Lớp bề mặt: Đây là bộ mặt của decal, là nơi thể hiện hình ảnh, màu sắc và thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Lớp này thường được làm từ vinyl, nhựa PVC hoặc giấy cao cấp, cho phép tái tạo hình ảnh sắc nét và màu sắc sống động.
  • Lớp keo dính: Lớp keo này đảm nhận nhiệm vụ gắn kết decal với bề mặt mong muốn. Có nhiều loại keo khác nhau, từ keo tự dính đến keo kích hoạt bằng nước hoặc nhiệt, phù hợp với từng mục đích sử dụng cụ thể.
  • Lớp chống dính: Lớp mỏng này nằm giữa lớp keo và lớp đế, ngăn chúng dính vào nhau trước khi decal được sử dụng. Nhờ đó, decal luôn sẵn sàng để dán mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
  • Lớp đế: Đây là lớp cuối cùng, có nhiệm vụ bảo vệ lớp keo cho đến khi decal được sử dụng. Lớp đế thường được làm từ giấy hoặc nhựa bền, dễ dàng bóc tách khi cần.

Ngoài ra, một số decal còn có thêm lớp phủ bảo vệ trên bề mặt. Lớp phủ này giúp decal chống chọi với các tác động từ môi trường như nước, nắng và trầy xước. Nhờ đó, decal luôn giữ được vẻ đẹp ban đầu và thông điệp truyền tải luôn rõ ràng, bền bỉ theo thời gian.

Chất liệu decal là gì ?

Decal là một loại vật liệu in ấn đặc biệt, có một mặt hiển thị hình ảnh, thông tin sắc nét và mặt còn lại được phủ lớp keo dính chắc chắn. Nhờ vậy, decal dễ dàng bám dính lên nhiều bề mặt sản phẩm khác nhau. Khi sử dụng, bạn chỉ cần nhẹ nhàng bóc lớp đế bảo vệ, đặt decal lên vị trí mong muốn và miết nhẹ để đảm bảo độ bám dính hoàn hảo.

in decal
Decal là vật liệu in ấn đặc biệt gồm mặt hiển thị hình ảnh và mặt phủ keo dính chắc chắn

Ưu nhược điểm của in decal chuyển nhiệt

Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp decal pu in chuyển nhiệt, hãy cùng Áo Thun Sài Gòn tham khảo nội dung sau đây:

Ưu điểm

Kỹ thuật in decal chuyển nhiệt sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội, điển hình như:

  • Hình ảnh được in bằng kỹ thuật in chuyển nhiệt decal có độ phân giải cao, màu sắc tương đồng với file, sản phẩm cuối cùng có độ thẩm mỹ như mong muốn.
  • Hình in bám chắc, khó bị bong tróc hay phai màu dù trong nhiều lần giặt đối với in decal nhiệt in áo.
  • Có thể áp dụng trên nhiều vật liệu như kim loại, nhựa, vải, gỗ, sứ,…
  • Có thể in được số lượng nhỏ hoặc lớn tùy vào nhu cầu của khách hàng.
  • Thời gian in tương đối nhanh, chỉ mất 10 – 15 phút cho mỗi sản phẩm.
  • Mực in không bị lem màu hay cộm bề mặt sản phẩm, thành phẩm cuối cùng có độ mịn màng và đẹp mắt.
Hình in từ in decal chuyển nhiệt sắc nét
Hình in từ in decal chuyển nhiệt sắc nét

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm trên, kỹ thuật in chuyển nhiệt decal vẫn còn một số nhược điểm nhỏ như:

  • Nếu in trên chất liệu tối màu, decal có thể bị mờ và không rõ nét.
  • Chi phí in khá cao nếu in số lượng lớn.
  • Nếu in decal chuyển nhiệt ép áo chất liệu cotton thì hình in thường không quá bền so với chất liệu Poly.
  • Chi phí đầu tư ban đầu khá cao.

Decal chuyển nhiệt với decal thường khác nhau ở điểm nào?

Kỹ thuật in decal chuyển nhiệt và in decal thường mặc dù đều dùng chung được một máy in và đều có thể in được trên nhiều chất liệu nhưng cả hai vẫn còn một số điểm khác biệt, cụ thể như:

Tiêu chí In decal chuyển nhiệt In decal thường
Quy trình thực hiện Sử dụng nhiệt và lực để chuyển hình ảnh từ Ribon lên bề mặt vật liệu. Dùng máy in trực tiếp in hình lên bề mặt decal hoặc cắt decal từ cuộn lớn.
Chất liệu vật liệu in In được hầu hết vật liệu, kể cả những vật liệu có bề mặt gồ ghề. Thường chỉ in được trên bề mặt phẳng và cứng.
Độ bền màu Bám chắc tốt, khó bong tróc, không phai màu sau nhiều lần sử dụng. Độ bền phụ thuộc loại mực và chất liệu decal, dễ bị phai màu theo thời gian hơn in decal chuyển nhiệt
Độ phức tạp Quy trình phức tạp hơn in decal thường. Quy trình đơn giản, không cần máy móc phức tạp.
Chi phí thực hiện Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn in decal thường do cần máy ép nhiệt và giấy chuyển nhiệt chuyên dụng. Chi phí thấp.
Khả năng tùy chỉnh Tạo ra được nhiều mẫu thiết kế, có thể tùy chỉnh theo yêu cầu. Khả năng tùy chỉnh kém hơn, phải dựa vào mẫu có sẵn hoặc bản thiết kế đơn giản.
Ứng dụng Hầu hết dùng trong ngành thời trang, quảng cáo, sản xuất đồ lưu niệm. Thường dùng trang trí biển hiệu, nhãn mác, sản phẩm quảng cáo ngoài trời như banner, tờ rơi,…
Kỹ thuật in decal chuyển nhiệt là phiên bản cải tiến của in decal thường
Kỹ thuật in decal chuyển nhiệt là phiên bản cải tiến của in decal thường

Quy trình in decal chuyển nhiệt

Cách in decal chuyển nhiệt có thể phức tạp hơn một chút so với in decal thường, tuy nhiên dụng cụng cần chuẩn bị và quy trình thực hiện cũng khá đơn giản, bao gồm:

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Máy ép nhiệt: Có nhiệm vụ tạo nhiệt và lực để chuyển hình ảnh từ decal chuyển nhiệt lên bề mặt cần in.
  • Decal chuyển nhiệt (Ribon): Đây là chất liệu đặc biệt được dùng để in hình ảnh trước khi in sang vật liệu thành phẩm.
  • Máy in chuyên dụng: Có thể chọn máy in laser hoặc máy in phun. Tuy nhiên, khi chọn máy in cần cân nhắc về loại mực và chất liệu in thành phẩm.
  • Băng keo nhiệt: Có nhiệm vụ cố định giấy chuyển nhiệt trên bề mặt sản phẩm và tránh bị xê dịch khi ép nhiệt.
  • File hình ảnh: Được thiết kế trước, đây sẽ là phần hình ảnh in trên sản phẩm.
  • Vật liệu in: Có thể là vải, gỗ, kim loại, nhựa,…
Hệ thống in decal nhiệt lên áo thun và mũ
Hệ thống in decal nhiệt lên áo thun và mũ

Quy trình thực hiện

Trước khi bắt đầu in, xưởng cần chuẩn bị file hình ảnh. Sau khi có hình cần in, xưởng in sẽ bắt đầu in ấn theo các bước sau:

  • In file lên giấy chuyển nhiệt: Sử dụng máy in chuyên dụng để in mẫu thiết kế lên decal chuyển nhiệt. Loại decal in và mực in phải phù hợp với vật liệu cần in để hình vẫn giữ độ sắc nét.
  • Dán decal chuyển nhiệt lên sản phẩm: Cắt bỏ phần giấy thừa, chỉnh vị trí hình phù hợp, dùng băng keo nhiệt để cố định decal để tránh bị trượt.
  • Ép nhiệt: Khởi động máy ép nhiệt và cài thời gian, nhiệt độ ép phù hợp theo hướng dẫn. Đặt sản phẩm vào máy ép và bắt đầu quá trình ép nhiệt.
  • Hoàn thành: Sau khi ép xong, bạn lấy sản phẩm ra khỏi máy và bóc decal nhẹ nhàng khỏi bề mặt in. Kiểm tra lại chất lượng in ấn và xử lý các lỗi in nếu có.

Những thông tin cần biết trước khi in decal

In decal là kỹ thuật đa năng, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng, ta có thể lựa chọn giữa các loại decal phổ biến như decal trắng, decal trong, decal lưới và decal phản quang:

  • In decal trắng: Loại decal này có màu trắng sữa, tương thích với nhiều chất liệu in ấn khác nhau. Thông thường, decal trắng được dùng để in các họa tiết, hình ảnh hoặc chữ viết, mang lại hiệu quả hiển thị cao.
  • In decal trong: Ứng dụng phổ biến của decal trong là in lên kính hoặc mica, có thể in xuôi hoặc in ngược tùy theo nhu cầu. Ưu điểm nổi bật của in decal trong là dễ dàng chỉnh sửa hình ảnh và chữ viết, đồng thời giá thành cũng rất phải chăng.
  • In decal lưới: Đây là phân loại decal thường được dùng cho các loại kính một chiều (chỉ nhìn thấy được một mặt). Ngoài ra, decal lưới còn được ưa chuộng trong việc trang trí điện thoại, tạo nên phong cách độc đáo và cá tính.
  • In decal phản quang: Đúng như tên gọi, decal phản quang giúp tăng khả năng hiển thị của vật thể trong điều kiện thiếu sáng. Phân loại này thường được sử dụng cho biển báo giao thông, cột điện bên đường, và gần đây còn được giới trẻ yêu thích để trang trí mũ bảo hiểm, quần áo, laptop, điện thoại…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *